Cách khắc phục táo bón ra máu ở trẻ em

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 118 lượt bình chọn

Táo bón ra máu ở trẻ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đây có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước, sinh hoạt không hợp lý, thậm chí cũng có trường hợp do các bệnh lý hậu môn trực tràng gây ra. Vậy nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng táo bón ra máu ở trẻ em là gì, cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Hỏi: “Bác sĩ ơi, giúp em với! Bé nhà em hay bị táo bón, mỗi lần chỉ khó đi chút thôi nhưng gần hai tuần nay tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng kèm theo cả máu tươi khiến em rất lo lắng. Em có tìm hiểu trên mấy diễn đàn chăm sóc trẻ thì thấy người ta bảo bình thường, không nguy hiểm chỉ cần chú ý cho con ăn nhiều chất xơ là được. Nhưng em thấy tình trạng con em bị táo bón ra máu thường xuyên như vậy chắc không ổn đâu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em táo bón ra máu ở trẻ em là do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Em cảm ơn!

(Trần Thị Nguyệt, 26 tuổi, Vĩnh Phúc)

Táo  bón ra máu ở trẻ em

Táo bón ra máu ở trẻ em rất nguy hiểm

Đáp: Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa Ngoại cấp II Khoa phẫu thuật tiêu hóa Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Hiện tượng táo bón ra máu ở trẻ em không hiếm gặp. Một số trường hợp táo bón đi ngoài ra máu không nguy hiểm như do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… và các mẹ chỉ cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ, vitamin, nước thì bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu táo bón ra máu kéo dài và kèm theo một số bất thường khác thì các mẹ hãy chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Và cụ thể như thế nào, bác sĩ Trịnh Tùng sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây:

Dấu hiệu táo bón ra máu ở trẻ em

Táo bón được tính khi trẻ đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần đối với trẻ đang bú mẹ và dưới 2 lần/tuần đối với trẻ lớn.

Táo bón ra máu ở trẻ em rất dễ phát hiện nếu cha mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của con. Thông thường, khi bị táo bón ra máu, trẻ sẽ có những triệu chứng sau:

  • Đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê.
  • Trẻ thường dùng sức rặn khi đại tiện, ngồi đại tiện lâu.
  • Nhiều trẻ có biểu hiện chán ăn, sợ đi vệ sinh do niêm mạc hậu môn bị trầy xước và đau rát khi phân cứng đi qua.
  • Hậu môn bị sưng đỏ, ngứa ngáy và rát.
  • Xuất hiện máu tươi lẫn trong phân, nếu bệnh chuyển nặng máu có thể nhỏ giọt hoặc phân thành tia.
  • Có thể xuất hiện khối dị vật bất thường ở hậu môn hoặc ống hậu môn có các vết rách.

Nguyên nhân gây táo bón ra máu ở trẻ em

Theo bác sĩ Trịnh Tùng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ra máu ở trẻ em, trong đó chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống của trẻ như uống ít nước, ăn quá nhiều đạm, ít chất xơ, thiếu vitamin, ăn chưa đúng về số lượng… khiến phân khô, dễ bị táo bón ra máu. Đối với trẻ con đang bú sữa mẹ, nếu mẹ không chú ý ăn uống khoa học thì con cũng dễ bị táo bón.
  • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em là dấu hiệu điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón, phân thường cứng và to, trẻ phải dùng sức để rặn đẩy phân ra ngoài khiến ống hậu môn bị sưng phù, rách dẫn đến đại tiện ra máu. Lượng máu thường không nhiều nhưng kèm theo cảm giác đau nhói như bị dao cắt mỗi khi đại tiện, ngứa rát và khó chịu hậu môn.
  • Bị trĩ: Táo bón ra máu ở trẻ em cũng có thể là do bệnh trĩ gây ra. Ở giai đoạn đầu, máu thường chảy kín đáo chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân nhưng sau một thời gian tình trạng đại tiện ra máu sẽ nghiêm trọng hơn, máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện triệu chứng sưng đau, ngứa ngáy hậu môn, hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, sa búi trĩ.
  • Polyp hậu môn: Là hiện tượng các niêm mạc trực tràng bị tăng sinh quá mức tạo thành các khối polyp có thể nằm cố định hoặc di chuyển trong trực tràng. Biểu hiện điển hình của bệnh là táo bón ra máu, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, sút cân,… Ở giai đoạn nặng, khối polyp phát triển to và nặng nên rất dễ sa ra bên ngoài hậu môn mỗi khi đại tiện.
  • Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Trường hợp này thường hiếm gặp, chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón ra máu ở trẻ em. Đây là tình trạng dị tật bẩm sinh trực tràng như phình to đại tràng, suy giáp trạng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến táo bón sớm.
  • Trẻ bị giảm trương lực ruột: Thường do một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc do dùng thuốc kháng sinh giảm ho codein gây ra. Ở trẻ lớn hơn có thể do nhịn đại tiện, đại tiện không đúng giờ,… gây ra.

Nguyên nhân táo bón ra máu ở trẻ

Cách khắc phục tình trạng táo bón ra máu ở trẻ em

Táo bón ra máu ở trẻ em nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng táo bón ra máu cho trẻ? Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng xin đưa ra lời khuyên như sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Với trẻ dưới 6 tháng còn đang bú mẹ thì không cần uống nước như nếu bé bị táo bón thì mẹ vẫn lên cho con uống thêm 100-200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng thì uống khoảng 200-300ml nước/ngày. Trẻ từ 1-3 tuổi thì uống khoảng 500-600ml nước/ngày. Trẻ từ 3-5 tuổi thì uống khoảng 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi thì uống bằng người lớn từ 1500-2000ml nước/ngày.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Mẹ cần tăng cường rau xanh và quả chín trong các bữa ăn của trẻ. Nên chọn các loại rau củ có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi,… Đồng thời, tập thói quen ăn nhiều rau xanh, quả chính từ nhỏ, không nên cho trẻ ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kem hay các đồ uống có ga,…
  • Massage bụng: Ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, các mẹ cũng có thể tác động từ bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Đối với các trẻ lớn, mẹ cũng có thể tạo cho trẻ thói quen tập thể dục đều đặn như chạy bộ, chơi các môn thể thao,…
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi. Nhiều mẹ thường tìm hiểu trên các diễn đàn và tự ý mua thuốc hay dùng các bài thuốc dân gian để trị chứng táo bón ra máu ở trẻ em. Bởi việc dùng sai thuốc, sai cách không đúng với tình trạng bệnh của trẻ không chỉ khiến bệnh phát triển nặng hơn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tốn kém thời gian, chi phí.
  • Khi phát hiện tình trạng táo bón ra máu ở trẻ em mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ, từ đó mới có phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả.

Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Số 193c1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội đang được đánh giá là một trong số ít địa chỉ khám chữa hậu môn trực tràng uy tín tại Hà Nội và được rất nhiều người dân Hà Nội và ở các tỉnh thành lân cận tín nhiệm, lựa chọn. Phòng khám là đơn vị y tế được Sở y tế cấp phép hoạt động, chuyên thăm khám và điều trị các bệnh hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn polyp hậu môn, đại tiện khó, đại tiện ra máu, táo bón,…

Tại phòng khám, được đầu tư đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả thăm khám và chẩn đoán nhanh chóng, chính xác, phương pháp điều trị độc đáo, tiên tiến mang lại hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt, phòng khám có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc của bệnh nhân, tư vấn và có chỉ định điều trị tốt nhất cho người bệnh. Hơn nữa, chi phí khám chữa tại phòng khám đều được công khai, niêm yết. Vậy nên, các mẹ hãy yên tâm điều trị táo bón ra máu ở trẻ em an toàn, hiệu quả tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.

Mọi thông tin chi tiết về hiện tượng táo bón ra máu ở trẻ em và các vấn đề liên quan hãy nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] hoặc gọi tới số máy 0243.9656.999 để được các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám tư vấn và giải đáp miễn phí.