Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 586 lượt bình chọn

Trong một tháng qua, chuyên khoa hậu môn – trực tràng của phòng khám Đa khoa quốc tế Cộng Đồng đã nhận được rất nhiều thắc mắc về vấn đề đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, trong đó rất nhiều người hỏi rằng Đi đại tiện ra máu nhưng không đau có sao không?, Đi cầu ra máu mà không đau là bệnh gì? Phải làm gì khi đi đại tiện ra máu tươi không đau?... Các bác sỹ của phòng khám sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên trong bài viết này.

Đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là một trong những biểu hiện rất thường gặp ở nhiều người, đa số mọi người đều chủ quan nghĩ đó là kết quả của việc đi đại tiện và rặn quá mạnh nên thường bỏ qua. Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý đi đại tiện ra máu nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về hậu môn trực tràng như sau:

Đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng nguy hiểm ở nữ giới

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là biểu hiện của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 3 dạng chủ yếu là: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, biểu hiện chủ yếu mà nhiều người biết đến căn bệnh này là đi ngoài ra máu tươi kèm theo những cơn đau vô cùng khó chịu ở hậu môn. Vì vậy mà dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau khiến nhiều người nghĩ rằng đây không phải là bệnh trĩ.

Bệnh trĩ

Đại tiện ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh trĩ

Tuy nhiên, bệnh trĩ giai đoạn đầu khi các búi trĩ chưa phát triển quá mức, có kích thước nhỏ cũng sẽ gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, nhưng do các búi trĩ còn nhỏ nên lực chèn ép lên hậu môn, trực tràng ở dạng thấp, vì thế người bệnh không cảm nhận được cơn đau mà chỉ thấy ra máu tươi khi đi ngoài.

Đi đại tiện ra máu nhưng không đau có thể là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn

Cũng như bệnh trĩ, ở giai đoạn đầu khi mới chớm mắc bệnh, người bệnh cũng chỉ có biểu hiện đi đại tiện ra máu nhưng không đau, bởi vết nứt tại kẽ hậu môn còn nhỏ, cũng vì vậy mà nhiều người tỏ ra chủ quan hay thờ ơ với dấu hiệu này. Thế nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh trở nên nặng hơn thì tần xuất đi đại tiện ra máu cũng sẽ tăng lên, hơn nữa cảm giác đau rát ở hậu môn cũng tăng lên theo các cấp độ khác nhau.

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Bệnh polyp trực tràng cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu nhưng không đau

Thông thường đây là những khối u lành tính tại trực tràng, dấu hiệu điển hình là đi ngoài ra máu nhưng không đau, tuy nhiên nhiều trường hợp còn đi kèm là biểu hiện đau bụng dữ dội mỗi khi đi ngoài. Có rất nhiều người bệnh chủ quan với căn bệnh này bởi nghĩ đó là những khối u lành tính nên chậm trễ trong việc điều trị. Thế nhưng biến chứng của căn bệnh này lại vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể dẫn đến ung thư hậu môn trực tràng và có thể đe dọa đến cả tính mạng người bệnh.

Bệnh polyp trực tràng

Polyp trực tràng thường có hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không gây đau đớn

Bệnh táo bón cũng có dấu hiệu đi cầu ra máu mà không đau

Ở những người bị bệnh táo bón và thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích có cồn… thì trong mỗi lần đi cầu cũng sẽ có biểu hiện ra máu, tùy vào mức chịu đựng của từng người mà có cảm giác đau hay không? Có những người đau nhẹ, nhưng có những người lại không cảm thấy đau. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng là bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có nguy hiểm không?

Khi có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rất nhiều người chủ quan vì nghĩ nó sẽ không có ảnh hưởng gì đến đời sống cũng như sinh hoạt của bản thân nên không tiến hành thăm khám điều trị. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến một số nguy hiểm khôn lường như:

  • Mất máu quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược
  • Biến chứng thành các bệnh lý như: trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm trực tràng, ung thư trực tràng
  • Người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn mỗi lần đi ngoài ra máu tươi

Mất nhiều máu khiến cơ thể mệt mỏi

Mất nhiều máu khiến cơ thể người bệnh suy nhược mệt mỏi

Làm gì để phòng tránh tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau?

Các bác sỹ chuyên khoa hậu môn – trực tràng của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng khuyến cáo mọi người, để phòng tránh tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau thì mọi người cần thực hiện:

  • Uống nước thường xuyên ít nhất từ 1,5-2l nước/ ngày
  • Tránh ngồi lâu, đứng lâu trong thời gian dài, nên vận động nhẹ nhàng
  • Tránh sử dụng các đồ ăn cay nóng, có cồn
  • Nên ăn các thực phẩm có nhiều vitamin như hoa quả, rau xanh…
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi cầu, tránh nhiễm trùng

Uống nước mỗi ngày

Mỗi ngày nên uống 1,5 đến 2l nước để tránh tình trạng thiếu nước ở cơ thể

Nếu bạn đang có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hoặc đang nghi ngờ bản thân mắc phải các bệnh lý hậu môn trực tràng thì hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia của phòng khám Đa khoa quốc tế Cộng Đồng tư vấn cụ thể. Bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 193c1 Bà Triệu, Lê Đại hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sỹ thăm khám và điều trị.